Đa nước ối là gì? mẹ bầu phải khắc phục thế nào để an tâm về sức khoẻ
Nước ối là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi của thai nhi, dịch tiết từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn. Nước ối được xem là thành phần rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nó có chức năng trong việc tái tạo năng lượng, tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung gây ra. Đồng thời, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và bảo vệ thai nhi tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.
Đa nước ối hay còn gọi là dư ối, là tình trạng có nhiều quá dịch ối (quá 2.000ml) bao quanh em bé trong tử cung của người mẹ. Theo các chuyên gia, lượng nước ối dao động trong khoảng 300 - 800ml là tốt nhất cho cả em bé và mẹ.Nguyên nhân và triệu chứng đa nước ối
Nguyên nhân của đa ối
Đa ối là tình trạng phổ biến ở những phụ nữ mang thai. Nhìn chung, đa ối xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, không ai giống ai. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Do người mẹ mắc bệnh tiểu đường: Theo một thống kê, 10% thai phụ bị đa ối mắc bệnh tiểu đường.
- Do rau thai: Thai nhi có thể bị suy và dẫn đến tình trạng đa ối khi các mạch máu màng đệm của mẹ bầu bị u.
- Do mang song thai hoặc đa thai: Nếu mang song thai hoặc đa thai, tình trạng đa nước ối sẽ dễ xảy ra hơn, khi mà sự trao đổi chất giữa hai bào thai bị mất cân bằng.
- Do những dấu hiệu bất thường của thai: Hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi có dấu hiệu bất thường như vô sọ, khuyết tật ống noron thần kinh. Hoặc cấu trúc hệ thống tiêu hóa bị khuyết tật như tắc ống thực quản, ống tiêu hóa đều có thể dẫn đến hiện tượng đa ối. Bên cạnh đó, nếu thai nhi ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thừa ối. Và khi đó tỷ lệ dị tật thai nhi như hở hàm ếch, hẹp môn vị,...càng cao.
Triệu chứng của đa ối
Đa nước ối hiện nay được chia thành hai loại là: đa ối cấp và đa ối mạn. Trong đó:
- Đa ối cấp: Là loại đa ối xảy ra trong tuần tứ 16 - 20 của thai kỳ. Khi đó, sẽ gây nên hiện tượng chuyển dạ trước tuần thứ 28. Hoặc do các triệu chứng quá trầm trọng nên phải đình chỉ thai nghén.
Đối với mẹ: Nước ối phát triển nhanh khiến tử cung nhanh chóng to lên và chèn ép vào cơ hoành gây khó thở. Người mẹ có thể bị suy hô hấp, bụng lớn nhanh và căn cứng. Đồng thời, tử cung cũng căn theo, ấn đau, không sờ được các phần của thai nhi. Nếu khám kỹ có thể xuất hiện các cục đá nổi, các tĩnh mạch sẽ bị phù và giãn.
Đối với thai nhi: Tim thai khó nghe hoặc nghe có vẻ xa xăm, không được rõ ràng. Có thể kèm theo các dị dạng thai nhi như tắt nghẽn thực quản, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống,...
- Đa ối mạn: Đây được xem là dạng đa ối phổ biến hơn cả, chiếm 95% trong các trường hợp bị đa ối. Thông thường sẽ diễn ra trong những tháng cuối của thai kỳ.
Đối với mẹ: Mẹ sẽ cảm thấy đau, nặng bụng, khó thở nhưng không nhiều như đa ối cấp. Người mệt mỏi, tim đập nhanh. Tử cung lớn hơn so với tuổi thai nhi, khi sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi. Âm đạo có thể bị căng phồng.Làm gì để không bị đa nước ối?
- Tích cực bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế uống nhiều nước và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Khám thai đều đặn theo định kỳ để đề phòng những trường hợp bất trắc có thể xảy ra.
- Tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi phát hiện đa ối, thai phụ cần làm các xét nghiệm cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân, theo dõi tình hình và có cách điều trị phù hợp.
Như vậy, đa ối xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để con yêu phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh, trong suốt quá trình mang thai, các mẹ nên đến bệnh viện để khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.